Giải V-League là đấu trường hấp dẫn và danh giá nhất của bóng đá Việt Nam. Ở bài viết dưới đây, trang 888b sẽ giới thiệu cho đọc giả thông tin về giải đấu này.
Giải V-League đã kết thúc mùa bóng 2024/25 với chức vô địch thuộc về CLB Nam Định. Trước khi mùa giải mới khởi tranh, đọc giả hãy cùng tôi hâm nóng bầu không khi bằng những thông tin thú vị về giải đấu bóng đá danh giá nhất Việt Nam nhé!
Lịch sử ra đời và phát triển của giải V-League
V-League là giải đấu bóng đá được Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, VPF, tổ chức và điều hành. Trong hệ thống các giải bóng đá ở Việt Nam thì đây chính là đấu trường danh giá nhất mà bất cứ cầu thủ nào cũng muốn góp mặt. Hãy cùng chúng tôi điểm qua về lịch sử hình thành cùng sự phát triển của V-League.
Sự ra đời của giải V-League
Vào năm 1980, VFF (Liên đoàn bóng đá Việt Nam) đã tổ chức một giải đấu bóng đá với sự tham gia của một số câu lạc bộ nghiệp dư trên toàn quốc. Khi đó, giải V-league được đặt tên là “Giải bóng đá A1 toàn quốc”. Đến mùa giải 1990/91, tên giải đấu được đổi thành “Giải các đội mạnh toàn quốc”.
Trong giai đoạn năm 1996 – 2000, V-League được gọi là “Giải hạng nhất quốc gia”. Kể từ mùa giải 2000 – 2001, cái tên giải V-League chính thức được sử dụng, đánh dấu thời điểm bóng đá nước ta bước sang giai đoạn thi đấu chuyên nghiệp.
Bài viết liên quan: Giải Bóng Đá Serie A – Giải Đấu Danh Giá Nhất Hành Tinh
Hành trình phát triển giải V-League
Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2011, V-League hoạt động và phát triển dưới sự chỉ đạo và điều hành của VFF. Đến năm 2012, Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) ra đời và tiếp quản giải đấu kể từ đó đến nay.
Trong những năm đầu tiên dưới sự điều hành của VPF, giải đấu được đổi tên thành Super League. Tuy nhiên chỉ sau 5 vòng đấu đầu tiên, ban tổ chức đã quyết định sử dụng cái tên V-League do sự phản đối của những người yêu bóng đá trên khắp cả nước.
Theo ghi nhận, năm 1996 giải V-League có tổng cộng 12 đội tham dự với thể thức thi đấu vòng tròn tính điểm 2 lượt. Trước khi nền bóng đá Việt Nam chuyển mình sang cơ chế chuyên nghiệp thì số câu lạc bộ tham gia giải đấu luôn thay đổi theo từng năm.
Trong 2 mùa giải 2000 và 2001, V-League là cuộc cạnh tranh của 10 đội bóng chuyên nghiệp. Đây cũng là lần đầu tiên các đội bóng được phép chiêu mộ những cầu thủ ngoại quốc về thi đấu. Sang mùa giải 2002/03 thì số đội tăng lên 12. Con số này tiếp tục tăng lên 18 đội vào mùa giải 2007/08.
Đến năm 2013, những vấn đề liên quan đến tài chính đã ảnh hưởng đến hoạt động của các câu lạc bộ khiến nhiều đội bóng phải ngừng hoạt động. Cũng từ mùa giải đó, ban tổ chức đã quy định số lượng đội tham gia giải V-League tiếp theo sẽ là 14.
Bài viết liên quan: Top 5 Giải Đấu Hàng Đầu Châu Âu Đẳng Cấp Số 1
Những chân sút xuất sắc nhất trong lịch sử giải V-League
Lê Công Vinh – 116 bàn: Lê Công Vinh có thể được xem là tiền đạo xuất sắc nhất lịch sử bóng đá Việt Nam ở cả cấp độ CLB lẫn ĐTQG. Sau 12 năm thi đấu ở 4 đội bóng khác nhau là SLNA, Hà Nội ACB, Hà Nội T&T và Bình Dương, chân sút người Nghệ An đã có cho mình tổng cộng 116 bàn thắng tại V-League.
Đỗ Merlo – 137 bàn: Đỗ Merlo đã có 10 năm thi đấu cho SHB Đà Nẵng (2009 đến 2019) trước khi chuyển đến khoác áo Nam Định vào mùa giải 2020/21. Chân sút sinh năm 1985 đã đạt danh hiệu Vua Phá Lưới V-League 3 mùa giải liên tiếp từ năm 2009 đến năm 2011. Hiện tại, tiền đạo Argentina đã có tổng cộng 137 pha lập công ở V-League.
Hoàng Vũ Samson – 189 bàn: Hoàng Vũ Samson bắt đầu sự nghiệp cầu thủ tại Việt Nam vào năm 2007 trong màu áo Than Quảng Ninh. Trong hơn 17 năm thi đấu, Samson đã lần lượt khoác áo Đồng Tháp, Quảng Nam, Hà Nội và mới đây là Thanh Hóa. Anh cũng đã bỏ túi 189 bàn thắng tại V-League. Quãng thời gian gắn bó với Hà Nội là thời kỳ thành công nhất trong sự nghiệp Hoàng Vũ Samson với ba chức vô địch V-League vào mùa 2013, 2016 và 2018.
Bài viết liên quan: Giải Bóng Đá Ngoại Hạng Anh – Vô Địch Quốc Gia Premier League
Một số kỷ lục của giải V-League
Đội bóng có điểm số cao nhất trong một mùa giải: Đây là kỷ lục của CLB Hoàng Anh Gia Lai vào mùa giải 2004 với 46 điểm. HAGL xô đổ kỷ lục của chính họ trước đó tại giải V-League 2003 (43 điểm). Bên cạnh đó, hiệu suất giành điểm của các cầu thủ phố Núi tại mùa giải 2004 cũng là một kỷ lục (2,09 điểm/trận), hơn kỷ lục trước đó của SLNA tại V-League 2001 (2 điểm/trận).
Trận đấu có tỷ số đậm nhất: Đó là thắng lợi với tỉ số 8 – 1 của Sông Lam Nghệ An trước Thể Công tại vòng 21 mùa giải 2004.
Chuỗi trận không thắng liên tiếp: Đây là kỷ lục đáng xấu hổ với bất kỳ đội bóng nào, thế nhưng lại có đến 2 CLB cùng chia sẻ nỗi buồn này là Ngân Hàng Đông Á Tiền Phong (2004) và LG.ACB (2003) với cùng 11 trận không thắng liên tiếp.
Trên đây là những thông tin và thống kê về giải V-League của trang 888b. Nếu đọc giả thấy bài viết trên hấp dẫn, hãy tiếp tục truy cập website chính thức của chúng tôi để cập nhật những bài viết mới nhất nhé!